Giới thiệu hội

Giới thiệu chung : 

Thành phố Đà Nẵng có trên 5.000 nạn nhân chất độc da cam và trên 1.400 cháu dị dạng, tật nguyền do di chứng của chất độc da cam/dioxin gây ra.

Việc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam và vận động giúp đỡ chăm sóc nạn nhân chất độc da cam trở thành một yêu cầu bứt thiết của toàn xã hội. Do vậy ngày 22/1/2005 Đại hội thành lập Hội nạn nạn chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng lần thứ nhất khai mạc.

Từ ngày thành lập đến nay, Hội trở thành người bạn đường thân thiết của nạn nhân, luôn luôn quan tâm giúp đỡ nạn nhân, tập hợp, đoàn kết động viên nạn nhân tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng, cùng nhau mở rộng hợp tác quốc tế lên tiếng đưa vụ kiện 37 công ty hóa chất Hoa Kỳ ra trước công luận.

Sau chặng đường gần 10 năm hoạt động, công tác Hội đã từng bước được cải thiện, hiệu quả hoạt động ngày càng được nhân cao, được lãnh đạo Trung ương Hội đánh giá là tỉnh Hội hoạt động toàn diện và hiệu quả,  là đơn vị dẫn đầu về công tác từ thiện nhân đạo của thành phố Đà Nẵng,  và quan trọng là địa chỉ tin cậy của hàng ngàn tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực từ thiện, và đặc biệt là trong công tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin

PHẦN THỨ 1 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG

Gần 10 năm trôi qua, tình hình kinh tế xã hội đất nước ta có nhiều biến động. Nửa nhiệm kỳ đầu kinh tế thế giới trong đó có kinh tế Việt Nam trên đà phát triển, thu nhập GDP bình quân đầu người Việt nam vượt ngưởng trên 8,84%, nhưng đến năm 2008, 2009, đặc biệt là từ năm 2011 đến nay, nền kinh tề toàn cầu bắt đầu suy giảm,
nền kinh tế xã hội nước ta trải qua một thời kỳ rất khó khăn. Đà Nẵng là một thành phố năng động, nhưng cũng không tránh khỏi khó khăn chung đó.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo từ Trung ương Hội, Hội Nạn nhân CĐDC Đà Nẵng đã cố gắng đề ra các chương trình hành động cụ thể, kêu gọi toàn Hội “Đoàn kết – Nhân ái – Chủ động – Sáng tạo”, tất cả vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin; từng bước xây dựng các dự án thiết thực, phát động phong trào “Vì nạn nhân chất độc da cam” để vận động các tổ chức và cá nhân ở cộng đồng tham gia góp phần chăm sóc nạn nhân.

Hội đã sớm xác định hai nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của Hội là vận động và chăm sóc giúp đõ nạn nhân, đồng thời tham gia tuyên truyền góp thêm tiếng nói cùng với Trung ương Hội và cả nước đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân CĐDC thông qua vụ khởi kiện dân sự các công ty hóa chất Mỹ sản xuất chất độc hóa học để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Hai nhiệm vụ trên là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Hội trong suốt thời gian qua

Là một tổ chức xã hội mới thành lập, Hội bắt đầu vào việc xây dựng mạng lưới hoạt động. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng có nhiều thuận lợi nhưng gặp không ít khó khăn. Khó khăn chủ yếu ban đầu là xây dựng Hội các cấp ở quận/huyện, xã/phường. Cán bộ Hội non yếu nhiều mặt, cán bộ quận, huyện hội thì chưa có định suất biên chế, nên mọi hoạt động của hội chỉ dưới hình thức lồng ghép phối hợp. Nơi nào cấp ủy chính quyền quan tâm thì hoạt động có kết quả, nơi nào thiếu sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo thì gặp không ít khó khăn; không tạo ra nguồn lực chủ động để đảm bảo cho việc chăm sóc giúp đỡ nạn nhân.

Việc chăm sóc giúp đỡ nạn nhân được triển khai thường xuyên liên tục, đặc biệt tập trung nhiều vào các dịp lễ, tết, ngày thương binh liệt sĩ 27/7 và ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10/8 hàng năm.

PHẦN THỨ 2 : BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Để thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, Ban chấp hành Hội Đà Nẵng đã triển khai thực hiện sát sâu và hiệu quả các hoạt động công tác sau đây:

1. Công tác xây dựng tổ chức Hội

Hiện nay 100% quận/huyện của thành phố Đà Nẵng đã thành lập Hội, các hoạt động của quận, huyện Hội đã đi vào hoạt động ổn định; 100% xã, phường đã có Chi hội. Sự phát triển các cấp Hội đã đáp ứng nguyện vọng các nạn nhân, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của các địa phương. Càng ngày các cấp hội từ cơ sở xã, phường lên quận, huyên hội và thành hội đã có bước trưởng thành và hoạt động hiệu quả.

Tính đến nay, Hội có hơn 1,781 Hội viên, trong đó có 54 Hội viên danh dự người nước ngoài (gồm 32 người Mỹ, 1 Anh, 5 Ý, 3 Pháp, 01 Canada, và 2 Úc, 3 Ai Len, 02 Đan Mạch, 03 người Nhật, 2 Newzealand

Bộ máy hoạt động của Thành Hội gồm Văn phòng và các Ban chuyên môn của Ban chấp hành hoạt động tích cực, trình độ cán bộ chuyên trách của Hội tiến bộ rõ rệt. Bộ máy hoạt động ở Trung tâm trực thuộc thành hội được bổ sung về số lượng lẫn chất lượng, hiện nay số cán bộ hợp đồng ở Trung tâm lên đến 35 người. Khối lượng công việc ở Trung tâm rất lớn nhưng cán bộ, nhân viên xã hội và bảo mẫu đã hoàn thành xuất sắc.

2- Công tác thông tin tuyên truyền : Từ khi thành lập đến nay,  qua công tác thông tin truyền thông gần 2,000 phóng sự, tin bài được phát sóng, đăng tải trên các phương tiện thông tin của Trung ương, địa phương, nghành (VTV Đà Nẵng, DRT, Truyền hình nhân đạo, Truyền hình VTV 4, Báo Đà Nẵng, Báo Công An thành phố, Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, Báo Nhân Dân, Thông Tấn Xã Việt Nam, Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam tại Đà Nẵng, cổng thông tin điện tử Tp… và các báo điện tử khác), phản ảnh và thông tin kịp thời, nhanh chóng đến với các tầng lớp nhân dân về các hoạt động cũng như hiệu quả của công tác Hội trong việc vận động, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, đã có gần 300 tin bài, phóng sự về nạn nhân chất độc da cam Tp Đà Nẵng được đăng tải trên các kênh thông tin trong và ngoài nước như Hãng Thông tấn AP, VietNam News, Hãng truyền hình NHK (Nhật Bản), Reuters (Anh), Newyork Times (Hoa Kỳ), CCTV (Trung Quốc), Hãng AFP (Pháp), hãng TV Asahi (Nhật Bản), xưởng phim Luna Blue Films (Bỉ), Tạp chí Stern (Đức)…

Nhân ngày “ Vì nạn nhân chất độc da cam 10/8 ” năm 2007 và 2008, Hội đã 2 lần tổ chức Hội nghị Biểu dương những tấm lòng vì nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng nhằm khen ngợi những đơn vị tổ chức đã có thành tích xuất sắc trong công tác vận động ủng hộ quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, đồng thời kêu gọi các đơn vị, tổ chức cá nhân tiếp tục ủng hộ kinh phí xây dựng Cơ Sơ 3 thuộc Trung Tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tại xã Hòa Nhơn, huyện Hoà Vang với tổng số tiền gần 500.000.000 đồng.

Đặc biệt Hội còn tổ chức lập trang Web chuyên ngành để chuyển tải nhiều tin bài, các hoạt động của Hội ở địa phương và từng năm Hội còn tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ trực tuyến trên Trung tâm Truyền hình Đà Nẵng,  các cuộc triển lãm tranh ảnh nghệ thuật tại Trung tâm Nhà văn hóa thành phố… đã thu hút được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều đến các hoạt động của Hội về việc chăm sóc giúp đỡ nạn nhân.

Tất cả các công tác phối hợp tuyên truyền nêu trên đã có tác dụng vận động xây dựng quỹ hội rất lớn. Thành hội Đà Nẵng được Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đánh giá cao về hoạt động nói trên.

3. Công tác phối hợp vận động quỹ : đây là công tác trọng tâm hằng năm của Hội, tạo điều kiện cho Hội có nguồn thu ổn định để duy trì và tổ chức các hoạt động hỗ trợ nạn nhân tại Cộng đồng và tại các cơ sở thuộc Trung tâm do Hội quản lý.

Phối hợp hành động được coi là biện pháp quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân, điển hình như: Hội đã phối hợp với Sở Ngoại vụ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Sở GD-ĐT, Sở LĐ-XH, Sở Y Tế, Hội LHPN… thành phố và các Công ty, xí nghiệp, các nhà doanh nghiệp, các Hội Từ thiện, Hội phụ nữ và Hội bảo trợ phụ nữ nghèo và trẻ em bất hạnh, Công ty bảo hiểm nhân thọ… để vận động chăm sóc giúp đỡ nạn nhân

Tháng 8/2011 : Nhân kỷ niệm Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8, Hội phối hợp với Trung tâm Truyền hình việt nam tại Đà Nẵng, Hội Liên Hiệp hữu nghị, Hội cựu chiến binh Tp, Sở giáo dục và đào tạo thành phố tổ chức chương trình Truyền hình trực tiếp Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam vận động được hơn 3,2 tỷ đồng bao gồm tiền mặt, quà, hiện vật và các dự án

Tháng 6/2012, hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em” , nhân dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/2012 và hướng đến các hoạt động “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8” hằng năm, Hội nạn nhân chất độc da cam Tp phối hợp Đảng ủy Khối các cơ quan Tp, Hội cựu chiến binh Tp, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp Đà Nẵng, Sở Giáo dục& đào tạo Tp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “ Đồng hành cùng nỗi đau da cam” nhằm vận động quỹ chăm sóc, giúp đỡ cho hơn 5.000 nạn nhân chất độc da cam tại cộng đồng và gần 200 em nạn nhân đang sinh hoạt và học tập tại các cơ sở thuộc Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh Tp Đà Nẵng, thông qua chương trình này các đơn vị, tổ chức, cá nhân ,các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã ủng hộ  gần 2,8 tỷ đồng (bao gồm cả tiền mặt, quà tặng, trang thiết bị cho Nạn  nhân và các chương trình dự án cho Trung tâm).

Tháng 1/2013, Hội nạn nhân chất độc da cam Tp phối hợp Báo Đà Nẵng, Đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp Mùa xuân cho em lần thứ 2 nhằm vận động quỹ chăm sóc, giúp đỡ cho hơn 5.000 nạn nhân chất độc da cam tại cộng đồng và gần 200 em nạn nhân đang sinh hoạt và học tập tại các cơ sở thuộc Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh Tp Đà Nẵng, thông qua chương trình này các đơn vị, tổ chức, cá nhân ,các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã ủng hộ  gần 2,8 tỷ đồng (bao gồm cả tiền mặt, quà tặng, trang thiết bị cho Nạn  nhân và các chương trình dự án cho Trung tâm).

Tháng 6/2013, được sự cho phép của UBND thành phố Đà Nẵng, hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em” , nhân dịp ngày “Quốc tế Thiếu nhi 1/6/2013” và hướng đến các hoạt động “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8” hằng năm, Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố, Thành đoàn Đà Nẵng, Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng, Báo Công an TP Đà Nẵng, tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “ Yêu thương và Kết nối ” nhằm vận động quỹ xây dựng Trung tâm tẩy độc và phục hồi chức năng tại TP Đà Nẵng, chăm sóc, giúp đỡ cho hơn 5.000 nạn nhân chất độc da cam tại cộng đồng và gần 200 em nạn nhân đang sinh hoạt và học tập tại 3 cơ sở thuộc Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng. Chương trình đã kêu gọi vận động được gần 4,7 tỷ đồng bao gồm tiền, quà, hiện vật, trang thiết bị và các dự án hỗ trợ nạn nhân tại Trung tâm

Tháng 12/2013 : Nhân Ngày Quốc tế người khuyết tật 3/12, hướng đến các hoạt động Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam lần thứ 3, nhiệm kỳ 2013-2018 và kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (10/01/2004 -10/01/2014), kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, kỷ niệm 24 năm ngày thành lập Hội cựu chiến binh Việt Nam, hưởng ứng phong trào “Tết vì nạn nhân chất độc da cam 2014” do Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phát động, Hội Nạn nhân chất độc da cam Tp phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự Tp Đà Nẵng, Đảng ủy khối Các cơ quan Tp Đà Nẵng, Hội Cựu chiến binh thành phố, Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng cùng tổ chức chương trình truyền hình giao lưu trực tiếp hằng năm “Mùa Xuân Cho Em ” lần thứ 3 nhằm vận động quỹ chăm sóc, giúp đỡ cho hơn 5,000 nạn nhân chất độc da cam tại cộng đồng và gần 200 em nạn nhân đang sinh hoạt, học tập tại 03 cơ sở thuộc Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh Tp Đà Nẵng và tổ chức các hoạt động xông hơi, thải độc, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe tại Trung tâm . Chương trình đã kêu gọi vận động được gần 2,3 tỷ đồng bao gồm tiền, quà, hiện vật, trang thiết bị và các dự án hỗ trợ nạn nhân tại Trung tâm

Nhìn chung, công tác phối hợp tổ chức các chương trình gây quỹ ủng hộ nạn nhân ngày càng phong phú và mở rộng, bên cạnh các đơn vị thường xuyên như Đài VTV Đà Nẵng, Đài DRT đặc biệt năm 2013, Đảng ủy khối, sở giáo dục và đào tạo,  Hội phối hợp các với đơn vị quân đội nhân dân trong đó như Bộ tư lệnh quân khu 5, Bộ Chỉ huy quân sự…tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền vận động ngày càng được sâu rộng và hiệu quả hơn trong mọi tầng lớp nhân dân.

4. Công tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân : trong những năm qua, toàn Hội đã vận được 55 tỷ đồng để giúp đỡ, chăm sóc nạn nhân trong cuộc sộng, học tập, lao động, sản xuất và tặng quà trong các dịp lễ, tết…

– Tổ chức trợ dưỡng thường xuyên cho gần 1,000 lượt nạn nhân của các Nhà tài trợ cá nhân và tổ chức doanh nghiệp  (trong đó 20 cháu nhận trợ dưỡng suốt đời và 300 nhận trợ dưỡng thường xuyên 5 năm)

– Tổ chức tặng quà và tiền mặt cho 20.000 lượt nạn nhân chất độc da cam/dioxin vào các dịp lễ Tết, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/06, ngày Thương binh liệt sĩ 27/07, ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/08, Tết Trung thu…

– Xây mới và sửa chữa hơn 100 ngôi nhà tình thương cho gia đình nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn.

– Hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí cho gần 5.000 trẻ khuyết tật và trẻ bị nghi phơi nhiễm chất độc dioxin, Phục hồi chỉnh hình phẩu thuật cho 4 cháu tại Trung tâm và trong đó có  1 cháu đi chữa bệnh tại Liên bang Đức.

– Trợ cấp đột xuất cho gần 200 gia đình nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

– Trợ cấp học bổng 100 cháu nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh vượt khó trong học tập

Bên cạnh đó, Hội thường xuyên vận động giúp đỡ dụng cụ trang thiết bị, xe lăn, xe lắc, phẫu thuật các chỉnh hình và các hiện vật khác: giường, nệm nước, ghế…cho hằng trăm gia đình nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn.

* Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố  Đà Nẵng : được sự cho phép của UBND TP Đà Nẵng, Hội nạn nhân chất độc da cam Tp đã thành lập và đưa vào hoạt động 03 cơ sở thuộc Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh Tp Đà Nẵng tại quận Liên Chiểu, Hải Châu và Hòa Vang, nhận nuôi dưỡng, chăm sóc cho hơn 160 em là nạn nhân chất độc da cam và  trẻ em khuyết tật trên địa bàn thành phố.

Đây là mô hình hoạt động rất hiệu quả, gắn được trách nhiệm giữa gia đình với cộng đồng, xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, là nơi để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp đến giao lưu, thăm hỏi, động viên các cháu NNCĐDC; các cháu đến TT được chăm sóc, nuôi dưỡng, luyện tập phục hồi chức năng, được vui chơi, ca hát, học văn hoá, học nghề để phát triển về thể chất, tinh thần; giúp các cháu từng bước phục hồi dần các chức năng về vận động và trí tuệ, gia đình các cháu cũng giảm bớt gánh nặng, được gửi con vào Trung tâm để hằng ngày có điều kiện đi lao động kiếm sống…Qua các hoạt động học tập, học nghề, văn nghệ, ca hát, vui chơi giúp cho trẻ từng bước cải thiện về đời sống tinh thần, nhiều trẻ từ chỗ trầm cảm, tự kỷ không muốn tiếp xúc với ai giờ lại xung phong tình nguyện lên ca hát, biểu diễn văn nghệ nhân dịp có các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm trung tâm. Mô hình này được gia đình các cháu và xã hội rất hoan nghênh, được lãnh đạo Trung ương Hội đánh gia cao và áp dụng để nhân rộng ra các tỉnh thành khác. Trong thời gian, Trung tâm được đón tiếp nhiều đơn vị thuộc các tỉnh thành khác như Quảng Nam, Quảng trị, Quảng Bình, Bến Tre, Đồng Nai, Thái Bình, Long An.. đến giao lưu, học tập để về áp dụng tại địa phương

Từ năm 2009 đến nay, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxn Tp Đà Nẵng nhận được sự  quan tâm của Tổ chức quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam – Unicef đã vận động các tổ chức, cá nhân quốc tế hỗ trợ Hội kinh phí gần 330,000 USD trong việc xây dựng, mua sắm trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực tại cơ sở 3 thuộc Trung Tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng, trong đó đặc biệt là hỗ trợ 1 xe ô tô 15 chỗ phục vụ việc đưa đón các cháu đến Trung Tâm hằng ngày

Bên cạnh đó, vì điều kiện ban đầu của Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, nên trong thời gian qua, từ 2010 đến nay, Unicef đã luôn quan tâm và hỗ trợ kinh phí kịp thời cho Hội trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại Trung tâm và hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng cho các cháu hằng ngày tại Trung tâm.

Nhìn chung thông qua việc tiếp nhận và triển khai thực hiện dự án của Tổ chức quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam UNICEF năm 2012, chất lượng giáo dục và giáo dưỡng tại Trung tâm từng bước được đảm bảo và không ngừng cải thiện, Dự án đã bước đầu giúp Trung tâm tổ chức và duy trì các hoạt động thường xuyên của mình, đồng thời góp phần quan trọng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu tại Trung tâm ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn.

Kết quả đạt được trên đây là nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo của TW Hội, sự lãnh đạo của Thành uỷ, Ủy ban nhân dân thành phố, sự phối hợp với Sở ban ngành, hội đoàn thể, sự nổ lực chung của toàn Hội, đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động Trung tâm có kết quả trong thời gian qua.

Trung tâm Xông hơi – giải độc và PHCN Đà Nẵng

* Đầu năm 2012, Hội được biết Hội NNCĐ DC tỉnh Thái Bình triển khai dự án và tẩy độc trong cơ thể con người và phục hồi chức năng theo phương pháp Hubbard cho nạn nhân chất độc da cam. Thực tiễn đã khẳng định hiệu quả chăm sóc và cải thiện sức khỏe của phương pháp là rất tốt, không chỉ có tác dụng với nạn nhân chất độc da cam mà còn có tác dụng với nhiều đối tượng như người nghiện ma túy, người bình thường nhiễm độc do tiếp xúc với hóa chất độc hại. Sức khỏe của những người đi tẩy độc được cải thiện rỏ rệt, nhiều người đã hòa nhập cộng đồng, trở lại cuộc sống lao động, sản xuất bình thường. Một số người không phải là nạn nhân nhưng tự nguyện đến tẩy độc cũng đạt được những thay đổi tích cực trong việc nâng cao sức khỏe.

Xuất phát từ thực trạng và nguyện vọng chính đáng của nhiều nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo Hội đã tổ chức Đoàn Hội nạn nhân chất độc da cam gồm lãnh đạo, cán bộ Sở Y Tế và cơ quan quan có liên quan chuyến thăm quan và học tập kinh nghiệp mô hình Trung tâm thải độc tại tỉnh Thái Bình.

Đặc biệt, từ tháng 9 -11/2012, nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Bệnh viện Quân Y 103 – Bộ Quốc Phòng, Hội nạn nhân chất độc da cam Thành phố Đà Nẵng tổ chức đưa Đoàn gồm 40 nạn nhân chất độc da cam tại Đà Nẵng do cá nhân tôi, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Tp Đà Nẵng làm Trưởng đoàn để đi tẩy độc và khám điều trị bệnh miễn phí tại Bệnh Viện Quân Y 103 vào ngày 5/9/2012 để thử nghiệm, học tập để về áp dụng tại địa phương.

Sau đợt điều trị, tình hình sức khỏe của nạn nhân ngày càng được cải thiện, đặc biệt một số nạn nhân dần phục hồi dần các chức năng về vận động, cải thiện rõ rệt về sức khỏe và bệnh tật.

Chính vì những lý do đó, sau đợt điều trị tại Bệnh viện 103 trở về, tôi cùng các đồng chí thường trực Hội thống nhất và quyết tâm triển khai xây dựng và áp dụng mô hình này tại thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ dự án của Thái Bình và Viện 103, Chúng tôi đã xây dựng Đề án trình Sở Nội vụ và Sở Y Tế xem xét và đóng góp ý kiến. Sau đó chúng tôi trình Đề án cho lãnh đạo thành phố và được UBND Tp đồng ý chủ trương cho thành lập Trung tâm xông hơi thải độc và phục hồi chức năng tại Đà Nẵng.

Trung tấm đã đi vào hoạt động vào ngày 20/2/2014 và đã tổ chức điều trị 02 đợt cho 25 đối tượng đem lại kết quả tốt.

5- Công tác đối ngoại nhân dân:

Suốt gần 10 năm qua, Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng đã quan hệ rộng rãi với các tổ chức chính trị, từ thiện xã hôi của nhiều nước, tiếp đón và làm việc với hơn 3000 tổ chức, cá nhân nước ngoài đến thăm tìm hiểu về nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng, từ Thủ Tướng Brian Cowen của Ireland đến Trưởng đại diện hoặc Tổng giám đốc và Giám đốc…các tổ chức như Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam, Giám đốc Điều hành Unicef Toàn Cầu, Đoàn chính khách Liên hiệp Anh, Đại sứ quán Hy Lạp tại Việt Nam, Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, Quỹ Hoa Kỳ dành cho Unicef, Ủy Ban Hòa Bình, Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID, Quỹ FORD, Tổ chức Chữ Thập Xanh Thụy Sĩ, Tàu Hòa Bình Nhật Bản, tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, Tổ chức Care the People Ý, Tổ chức Formons Une Famille–Canada, Hội hữu nghị Pháp Việt vùng Gard – Cộng Hoà Pháp, Tổ chức Y Tế Thiện Nguyện VIMM Hoa Kỳ, tổ chức Trẻ em Việt Nam, Tổ chức Bông Hồng Đỏ của Đức, Trung tâm Nhật Ngữ Sakura….và Tổ chức Suny Brockport thường xuyên đưa các Tình nguyện viên nước ngoài đến sinh hoạt và vui chơi với các cháu nạn nhân CĐ da cam Đà Nẵng tại 2 cơ sở của Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh, cho đến Tạp chí Washinton Post, BBC Anh Quốc, Tạp chí New Yord, kênh truyền hình Chicago, Đại truyền hình Quebec –Canada, Hãng Thông tấn AP, VietNam News, Hãng truyền hình NHK (Nhật Bản), Reuters (Anh), Newyork Times (Hoa Kỳ), CCTV (Trung Quốc), Hãng AFP (Pháp), hãng TV Asahi (Nhật Bản), xưởng phim Luna Blue Films (Bỉ), Tạp chí Stern (Đức), các cơ quan thông tin báo chí từ nhiều nước như Pháp, Austraylia, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Qatar….và rất nhiều phóng viên báo đài trên thế giới liên tục đến tìm hiểu nạn nhân chất độc da cam, mà đặc biệt trong đó có các Đoàn Luật sư Mỹ, Đoàn luật sư dân chủ thế giới, có phóng viên nổi tiếng Mỹ Adam Nadel, đến tìm hiểu, lấy tư liệu để phục vụ cho vụ kiện nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam…

Các hoạt động đối ngoại nhân dân đã hình thành 1 mặt trận phối hợp đấu tranh đòi Mỹ phải có trách nhiệm trong việc khắc phục hậu quả chất độc da cam /dioxin mà còn tranh thủ được sự giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới

Từ năm 2007 đến nay, thông qua sự giới thiệu của Trung ương Hội và các đối tác quốc tế của Hội trong những năm qua, Hội nạn nhân chất độc da cam Tp đã nhận sự quan tâm, hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân quốc tế, quan hệ rộng rãi với các tổ chức chính trị, từ thiện xã hôi của nhiều nước, tiếp đón và làm việc với gần 200 tổ chức và gần 3000 cá nhân người nước ngoài đến thăm tìm hiểu và hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Các hình thức hợp tác hỗ trợ ngày càng phong phú và thiết thực, góp phần đẩy mạnh công tác đối ngoại Hội trong năm qua đạt hiệu quả nhất định, thông các hình thức cụ thể như sau :

–         Hợp tác hỗ trợ  về xây dựng, cơ sở vật chất

–         Hợp tác ủng hộ Quỹ, hỗ trợ khó khăn, học bổng, vốn chăn nuôi

–         Hợp tác tìm hiểu thông tin và giao lưu văn hóa :

–         Hợp tác lĩnh vực thông tin báo chí, tuyên truyền nâng cao nhận thức và gây quỹ

Tính từ năm 2008 đến nay, thông qua việc tiếp nhận và triển khai thực hiện các dự án, các nguồn viện trợ lẻ, các tổ chức, cá nhân quốc tế đã hỗ trợ Hội gần 20 tỷ đồng ( hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ, tiền, quà, hiện vật, trang thiết bị….) để góp phần cùng Hội trong việc chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam tại các cơ sở thuộc Trung tâm và tại cộng đồng ngày càng hiệu quả hơn.

5- Công tác thi đua khen thưởng    

Hưởng ứng phong trào thi đua “ Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam” được Trung ương Hội phát động ngày 12/2/2007, Thành hội Đà Nẵng đã đề ra chương trình hành đông theo 4 mục tiêu chính: Phát triển kiện toàn tổ chức Hội, Khảo sát tình hình nạn nhân, Tuyên truyền vận động xây dựng quỹ và Chăm sóc giúp đỡ NN. Tất cả 4 mục tiêu nói trên được các quận, huyện hội hưởng ứng và hoạt động có kết quả, nổi lên là Hải Châu, Hòa Vang, Cẩm Lệ, rồi đến các quận Sơn Trà, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, mỗi nơi có tiến bộ từng mặt. Các Công ty, đơn vị xí nghiệp cũng hưởng ứng thi đua, hăng hái đóng góp nhiều hơn so với những năm trước trong công tác chăm sóc, giúp đỡ NN.

Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/08” hằng năm, Thành Hội tổ chức “Hội nghị biểu dương những tấm lòng vì nạn nhân chất độc da cam” tuyên dương khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân đã đóng góp trong công tác vận động, chăm sóc và giúp đỡ nạn nhân.

Kết quả thi đua từ năm 2005 đến năm 2013 có 89 tập thể và 75 cá nhân được xét khen thưởng từ cấp Trung ương Hội, UBND Tp, Uỷ ban MTTQVN thành phố. Ngoài ra, còn có 42 tập thể và 60 cá nhân được Thành Hội cấp giấy khen. Tất cả những nhà tài trợ đều được Thành Hội cấp giấy ghi nhận “Tấm lòng vàng”.          

Trong những năm qua, công tác Hội đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần cùng Đảng và Nhà nước ngày càng chăm lo tốt hơn cho các nạn nhân, được Trung ương Hội và lãnh đạo thành phố đánh giá cao hiệu quả hoạt động. Năm 2010, Hội được Thủ tướng chính phủ trao tặng Bằng khen và Cờ thi đua xuất dắc dẫn đầu, được Ủy ban nhân dân Tp trao tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu thành phố và đặc biệt năm 2013, Hội vinh dự được trao tặng Huân chương lao động Hạng 3 vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Bên cạnh đó, tháng 5 vừa qua, Hội được Quỹ Nhi Đồng Liên hợp Việt Nam chọn là 01 trong 3 tổ chức trên cả nước đã có những thành tựu đặc biệt trong vấn đề chăm sóc, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, trong đó có NNCĐ da cam.

Năm Danh hiệu thi đua/ Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
          2008 Bằng khen   Quyết định số: 511/QĐ-TWH-TĐKT ngày 20/11/2008 của Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Bằng khen Quyết định số: 146/QĐ-UBND ngày 06/01/2009 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
Bằng khen Quyết định số: 01/QĐ-UBMT  ngày 02/01/2009 của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng
            2009 Bằng khen   Quyết định số: 63/QĐ-TWH-TĐKT ngày 20/12/2009 của Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Bằng khen Quyết định số: 09/QĐ-UBND ngày 04/01/2010 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
Bằng khen Quyết định số: 359/QĐ-UBND  ngày 14/01/2010 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Bằng khen Quyết định số: 1281/QĐ-UBND  ngày 10/02/2010 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Bức trướng Bức trướng của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN thành phố Đà Nẵng
            2010 Cờ Thi đua   Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Cờ Thi đua Quyết định số: 1451/QĐ-UBND  ngày 23/02/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
 Bằng khen   Quyết định số: 1349/QĐ-TTg ngày 29/07/2010 của Thủ tướng Chính Phủ.
 Bằng khen   Quyết định số: 86/QĐ-TWH-TĐKT ngày 24/12/2010 của Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Bằng khen   Quyết định số: 15/QĐ-UBMT  ngày 20/01/2011 của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng.
        2011 Bằng khen Quyết định số: 87/QĐ-TWH-TĐKT ngày 08/12/2011 của Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Bằng khen Quyết định số: 4364/QĐ-UBND  ngày 24/05/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Bằng khen   Quyết định số: 1133/QĐ-UBND  ngày 13/02/2012 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
Bằng khen. Quyết định số: 11314/QĐ-UBND  ngày 20/12/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
        2012 Bằng khen   Quyết định số: 81/QĐ-TWH-TĐKT ngày 14/12/2012 của Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Bằng khen Quyết định số: 9197/QĐ-UBND  ngày 07/11/2012 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
Cờ Thi đua Quyết định số: 1222/QĐ-UBND  ngày 06/02/2013 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

PHẦN THỨ 3

KẾT LUẬN CHUNG

Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới suy thoái. Nhiều công ty, xí nghiệp làm ăn chật vật, đời sống nhân dân càng khó khăn…ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của Hội.  Tuy nhiên với quyết tâm toàn Hội, bằng nhiệt tình và sáng tạo của cán bộ Hôi đã tìm ra các biện pháp tốt nhất để hoàn thành xuất sắc các mặt công tác của Hội theo nội dung các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Tổ chức Hội từ cấp xã/phường đến thành phố đã dần dần được củng cố từng bước, góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân.

Công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội về tác hại hậu quả của chất độc da cam/dioxin, tạo được sự cảm thông, chia sẻ của xã hội nhằm thúc đẩy phong trào chăm sóc giúp đỡ nạn nhân.

Công tác đối ngoại nhân dân và quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, vừa kêu gọi giúp đỡ chăm sóc nạn nhân vừa góp thêm tiếng nói cùng với Trung ương Hội và nhân dân cả nước đòi công lý cho NNCĐDC, đòi tiếp tục đưa vụ kiện lên tòa án tối cao Mỹ.

Công tác chăm sóc nạn nhân chất độc da cam tại cộng đồng cũng như chăm sóc phục hồi chức năng tập trung ở tại 3 cơ sở trung tâm của Thành Hội ngày một ổn định và dần dần đi vào chất lượng giáo dưỡng, học nghề, học chữ, học ca hát, vui chơi…

Các biện pháp hoạt động Hội phong phú đa dạng, cả về công tác phối hợp hành động với các Sở, ban ngành, hội đoàn thể; với các cơ quan quan truyền thông … cả về việc mở rộng công tác đối ngoại nhân dân…tạo ra nhiều khả năng vận động nhiều nguồn xây dựng quỹ. Đây là những kết quả đáng biểu dương và cũng là những bài học kinh nghiêm lớn cho các hoạt động của Hội.

Kết quả đạt được trên đây là nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo của TW Hội, sự lãnh đạo của Thành uỷ, Ủy ban nhân dân thành phố, sự phối hợp với Sở ban ngành, hội đoàn thể, sự đóng góp nhiệt tình của Ban chấp hành hội các cấp từ cơ sở xã phường đến Thành hội, và sự nổ lực chung của toàn Hội nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động Hội có kết quả trong nhiệm kỳ qua

* Tuy nhiên, Hội còn nhiều khó khăn, cần được khắc phục trong thời gian đến:

– Tổ chức Hội các cấp quận, huyện Hội, xã phường chưa mạnh, Số cán bộ này tham gia với tinh thần tự nguyện nên thay đổi liên tục, dẫn đến hiệu quả hoạt động kém

– Số lượng nạn nhân yêu cầu chăm sóc cứu trợ quá nhiều nhưng khả năng của Hội thì không đáp ứng. Một số cấp Hội chưa chủ động trong công việc, có tư tưởng ỷ lại cấp trên

– Trong khi kinh tế xã hội đất nước giảm sút, các công ty, các nhà doanh nghiệp làm ăn chưa đạt hiệu quả dẫn đến việc vận đông quyên góp giúp đỡ chăm sóc nạn nhân gặp không ít khó khăn

* Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

1- Nguyên nhân

Sự lãnh đạo chỉ đạo sát sâu và thường xuyên của Trung ương Hội, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố và quận, huyện và sự hỗ trợ phối hợp rất nhiệt tình của các cơ quan chức năng ban ngành, hội, đoàn thể thành phố.

Sự nhiệt tình, năng động của các cán bộ, hội viên, tình nguyện viên quận, huyện và xã, phường làm không có lương  nhưng làm việc say mê và tận tụy với công việc hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hội ra đời đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nạn nhân và được các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước luôn tự nguyện, nhận sự ủng hộ chia xẻ của các cá nhân, các nhà doanh nghiệp có điều kiện giúp đỡ chăm sóc nạn nhân

Công tác tuyên truyền được các báo chí truyền thông từ Trung ương đến địa phương hết lòng giúp đỡ, cộng với sự  nhiệt tình có trách nhiệm của cán bộ hội các cấp từ thành phố đến quận huyện và phường xã tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.

Công tác hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân xuất phát từ nhu cầu thực tế của nạn nhân, gắn liền với đời sống hằng ngày của họ, việc thực hiện hỗ trợ hết sức minh bạch và công khai, và đặc biệt thực hiện có hiệu quả các dự án hỗ trợ trong và ngoài nước, từ đó tạo niềm tin cho các đơn vị tài trợ tiếp tục đầu tư và hỗ trợ cho Hội trong thời gian dài.

Công tác đối ngoại đặc biệt được chú trọng, góp phần vào việc quảng bá các hoạt động có hiệu quả của Thành Hội, ngày càng thu hút sự quan tâm không chỉ trong nước mà còn nhiều tổ chức, đối tác quốc tế đến từ nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Thụy Điển…từ đó ngày càng nhận được nhiều sự hỗ trợ thiết thực cho nạn nhân, góp phần rất lớn vào thành quả hoạt động của Hội.

2- Bài học kinh nghiệm

Cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân, đã góp phần tạo ra phong trào rộng lớn trong cả nước, thu hút sự chú ý dư luân của nhân dân thế giới và ngay trong chính giới Mỹ, buộc Tòa án tối cao Mỹ phải xem xét một cách khoa học và không lẫn tránh trách nhiệm trước thực tế khách quan do quân đội Mỹ và các Công ty hóa chất Hoa kỳ gây ra.

Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ quốc tế trên cơ sở đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Kết hợp công tác tuyên truyền với công tác vận động xây dựng quỹ Hội. Hình thức xây dựng quỹ Hội phải phong phú, đa dạng. Việc phân phối nguồn tài trợ phải đúng đối tượng kịp thời và luôn chú ý tối đa đến nguyện vọng yêu cầu của Nhà tài trợ

Việc xây dựng, duy trì và mở rộng mô hình hoạt động của các Trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng các nạn nhân và phục hồi chức năng, kết hợp dạy chữ, dạy nghề… cho nạn nhân là rất cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy hoạt động Trung tâm những năm qua rất tốt, từng bước thực hiện chủ trương chăm sóc nạn nhân theo hướng xã hội hóa dưới hình thức tổ chức chăm sóc tập trung hay chăm sóc tại cộng đồng tùy khả năng của Hội.      

Trong thời gian đến,  đất nước ta tiếp tục trên con đường đổi mới, phấn đấu vượt qua thách thức của một nước nghèo để phát triển và hội nhập quốc tế. Một số quyết sách kích cầu nền kinh tế của chính phủ ta có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất…Theo dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển trở lại tạo thuận lợi cơ bản cho hoạt động Hội trong tương lai

Về mặt chủ quan, tổ chức và cán bộ Hội các cấp của thành phố được trưởng thành, có tích lũy những kinh nghiệm quý báu của các nhiệm kỳ qua, có sự lãnh đạo của chỉ đạo của TW Hôi, Thành ủy, UBND, sự phối hợp với các ngành, Hội, đoàn thể…tạo ra sức mạnh tổng hợp huy động cộng đồng trong nước và quốc tế tiếp tục hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam tại Đà Nẵng.

Hội nạn nhân CĐDC/dioxin TP Đà Nẵng sẽ tìm mọi cách khắc phục và vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Tin tưởng rằng, những thành công và bài học kinh nghiệm của thời gian qua sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ của trong thời gian đến một cách tốt đẹp

HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN TP ĐÀ NẴNG