Sẽ là bất ngờ với nhiều người khi biết rằng: con người mà cả nước Mỹ phát cuồng vì ngưỡng mộ lúc bị ám sát, lại chính là người ký lệnh cho việc sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh do Mỹ gây ra vào tháng 2-1961 tại Việt Nam, đó chính là Tổng thống J.K.Ken-nơ-đi.
Chất điôxin được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá là "loại thuốc độc nhất mà con người tìm ra được cho đến lúc này", chỉ cần 1 phần triệu gram đủ hủy hoại 1 kg trọng lượng cơ thể. Người Mỹ đã không ngần ngại sử dụng nó để rải khắp miền Nam Việt Nam, mà Đà Nẵng là sự khởi đầu…
1- Một quyết định tội ác
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Ngọc Phương, một nạn nhân chất độc da cam tại Đà Nẵng trong buổi giao lưu nạn nhân bom nguyên tử Nhật và nạn nhân CĐMDC tại Đà Nẵng
Con đường dẫn về thôn Khái Tây 2, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đưa chúng tôi đến một căn nhà nhỏ, phía trước có đề chữ “nhà tình thương”. Đó là nhà của em Nguyễn Thị Ly, nhân vật trong bức ảnh đoạt giải “Ảnh của năm 2010” do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) bình chọn.
Một trong những bức ảnh đoạt giải “Ảnh của năm 2010” do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) bình chọn
Sau chiến tranh, có những người lính không trở về, có những người lính trở về mất đi một phần thân thể. Và có những người trở về thân hình tưởng như vẹn toàn nhưng bên trong lại là nỗi đau âm ỉ và nỗi đau lại càng lớn hơn khi khát khao có được đứa con khoẻ mạnh lại chẳng bao giờ có được.
Đứa con người lính...
Toàn xã hội trong suốt những năm qua đều tri ân và có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa trước những hy sinh, mất mát quá lớn của những người lính trong chiến tranh. Nỗi đau mất mát đã được sẻ chia nhưng ngày ngày, trong gia đình của nhiều người lính, vẫn âm thầm nỗi đau dai dẳng và họ - những người lính - bằng nghị lực của mình đang cố vượt qua. Câu chuyện về những con người sau chiến tranh mang trong mình chất độc da cam và những đứa con của họ đang gánh chịu một số phận không may mắn sẽ phần nào cho chúng ta thấy cái đau âm ỉ ấy, cái mát mát lớn lao ấy... Chỉ một khoảnh khắc chứng kiến cuộc sống của đứa con người lính, chắc hẳn ai cũng đều thấm thía về sự hy sinh lớn lao của những người không tiếc mình vì nền độc lập dân tộc.
Anh thương binh và cơn ác mộng cuộc đời
Trong suốt buổi chiều ngồi kể chuyện với chúng tôi, khuôn mặt bà Nuôi hốc hác, gầy nhom nhưng nét mặt trông bình thản đến lạ lùng. Dường như với bà, nỗi đau không còn hiện hữu trên khuôn mặt nữa mà nó lặn sâu vào trong để giày xé trái tim già nua của bà.
40 năm nuôi chồng thương binh và con điên loạn
Mùa xuân năm 1968, sau khi anh trai Trần Xuân Phong lên đường nhập ngũ vào chiến trường miền Nam chiến đấu mới được khoảng 2 tháng, tháng 4/1968 anh lính trẻ Trần Xuân Lựu (chồng bà) cũng xung phong nhập ngũ để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Nạn nhân chất độc màu da cam: hậu quả cho đến ngày hôm nay và tương lai
Chiến tranh kết thúc đã hơn 30 năm song hậu quả của nó vẫn còn mãi. Chỉ có những dân tộc đã từng phải trải qua đau thương mất mát của chiến tranh mới hiểu được điều đó. Bài báo này được đăng trên trang topnews.ru. Xin đăng lại cùng bạn đọc…
"Tôi ngồi đây, nhưng linh hồn 3 đứa con và hàng trăm nạn nhân khác đang lảng vảng trên đầu. Tôi cảm thấy rất ân hận với việc mình đã làm", ông Mai Giảng Vũ, người từng tham gia rải chất độc da cam, nói trong tiếng nấc nghẹn.
Trung tuần tháng 5, khán phòng của Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như lặng đi trước những lời trần tình của một người lính từng tham gia rải chất độc hóa học xuống Việt Nam. Những tâm sự của ông trước khi lên đường sang Paris (Pháp) tham dự Tòa án Lương tâm Nhân dân Quốc tế ủng hộ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã khiến không ít người chứng kiến phải xúc động. Ông là nhân chứng sống cáo buộc việc rải chất độc hóa học xuống Việt Nam.
Sinh năm 1937 ở quận 11, TP HCM. 31 tuổi ông tham gia quân đội Việt Nam Cộng hòa với chức vụ chuyên viên kỹ thuật cơ khí trực thăng binh chủng không quân, phi đoàn 221, sư đoàn 3, không quân Biên Hòa. Chỉ sau một tháng gia nhập quân đội, ông được trang bị vũ khí đi theo một đại úy cố vấn Hoa Kỳ yểm trợ cho 3 lính đeo bình xịt thuốc khai quang qua sông phun xuống khu rậm rạp ở Bến Lức (Long An).